LỊCH SỬ CỦA XÉT NGHIỆM ADN
   
LỊCH SỬ CỦA XÉT NGHIỆM ADN
    Xét nghiệm ADN là một trong những công cụ hữu ích cho việc nhận dạng, ngày nay với kỹ thuật tiên tiến xét nghiệm ADN có thể giúp nhận dạng với độ chính xác gần như là 100%. Trước khi phương pháp xét nghiệm ADN ra đời người ta thường sử dụng các biện pháp sinh học khác để nhận dạng và xác định mối quan hệ huyết thống.

 

Màu mắt
    Trong suốt những năm 1800, các đặc điểm hình thái của đứa trẻ được phân tích để xác định quan hệ cha con. Mối quan hệ huyết thống sẽ bị nghi vấn nếu màu mắt của đứa trẻ khác cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên, Gregor Mendel phát hiện quy luật di truyền vào năm 1865, trong đó đã chứng minh rằng màu sắc của mống mắt là kết quả của nhiều yếu tố di truyền khác nhau mà không nhất thiết trùng hợp với cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ.
Nhóm máu
    Đầu những năm 1900 các nhà khoa học đã xác định được 4 nhóm máu cơ bản của con người bao gồm nhóm máu A, B, AB và O dựa trên sự hiện diện của các protein nhất định hay còn gọi là antigen bên trong máu. Hệ nhóm máu này gọi là hệ máu ABO cung cấp cho bác sĩ những thông tin quan trọng về bệnh nhân của họ cho phép họ thực hiện các thủ tục y khoa một cách an toàn đặc biệt là trong việc truyền máu do có sự phù hợp giữa người nhận và người cho.
   Đến những năm 1920, các nhà khoa học công bố nhóm máu được quyết định do gen di truyền. Do đó các nhà khoa học có thể dự đoán được nhóm máu của đứa trẻ dựa trên nhóm máu của cha mẹ. Bằng cách này các nhà khoa học có thể sử dụng nhóm máu để xác định mối quan hệ huyết thống cha con, mẹ con. Tuy nhiên việc sử dụng nhóm máu có những hạn chế nhất định do đó việc sử dụng nhóm máu để xác định mối quan hệ huyết thống chỉ chính xác 30% và nó không phải là một công cụ hữu hiệu cho việc xác định mối quan hệ huyết thống.
Xét nghiệm huyết thanh
   Trong những năm 1930, các nhà khoa học khám phá ra một số protein có trong máu có thể sử dụng để nhận dạng cá nhân. Các hệ nhóm máu Rh, Kell, và Duffy cũng giống như hệ nhóm máu ABO dựa trên sự có mặt của các antigen đặc biệt trong máu và chúng cũng được di truyền.
Thông qua xét nghiệm huyết thanh, các nhà khoa học có thể sử dụng hệ thống nhóm máu của cả cha và mẹ để dự đoán nhóm máu có thể xuất hiện ở con của họ. Các nhà khoa học cũng áp dụng xét nghiệm huyết thanh cho các trường hợp xét nghiệm cha con, cố gắng xác định người cha giả định dựa trên nhóm máu của người mẹ và đứa con. Tuy nhiên cũng giống như việc sử dụng hệ nhóm máu ABO, xét nghiệm huyết thanh cũng chỉ có độ chính xác 40% nên không thể kết luận được mối quan hệ cha con
Xét nghiệm HLA
    Đến giữ những năm của thập kỷ1970, các nhà khoa học khám phá ra các kháng nguyên bạch cầu của con người, là các protein hiện diện trên tất cả các tế bào của cơ thể ngoài trừ hồng cầu, đặc biệt tập trung HLA trên tế bào bạch cầu. Có nhiều dạng HLA khác nhau và có sự hiện diện khác nhau ở từng người, do đó xét nghiệm HLA trở thành một công cụ hữu hiệu để xác định mối quan hệ huyết thống cha con. Nếu chỉ sử dụng riêng xét nghiệm HLA có thể xác định được mối quan hệ cha con với độ chính xác là 80%, nếu kết hơp với xét nghiệm nhóm máu và xét nghiệm huyết thanh thì kết quả có độ chính xác lên tới 90%.
   Tuy nhiên xét nghiệm HLA cũng không phải là một công cụ lý tưởng để xác định mối quan hệ cha con do xét nghiệm HLA đòi hỏi mẫu máu xét nghiệm khá lớn, quá trình lấy máu gây khó chịu và nguy hiểm cho các trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Xét nghiệm DNA sử dụng kỹ thuật RFLP
    Vào giữa những năm 1980, một kỹ thuật được phát triển gọi là xét nghiệm hạn chế chiều dài các mảnh đa hình (restriction fragment length polymorphism-RFLP). Kỹ thuật là là kỹ thuật di truyền đầu tiên sử dụng ADN. Giống như các protein trên tế bào máu hay HLA, ADN cũng được cha mẹ di truyền con cái. Tuy nhiên ADN rất đa dạng và độc đáo hơn HLA hay protein trong máu, nó hiện diện trong tất cả các tế bào của cơ thể. Với những đặc tính như vậy nên ADN trở thành vật liệu lý tưởng cho các xét nghiệm cha con.
    RFLP cho phép các nhà khoa học các các đoạn đặc biệt của ADN mà được ly trích từ mẫu máu. Các đoạn đặc biệt của cha mẹ sẽ được so sánh với đứa con. Nếu họ có mối quan hệ huyết thống thì một nửa ADN của người con sẽ trùng khớp với ADN của người mẹ và một nửa còn lại sẽ trùng khớp với ADN của người cha.
    Đôi khi trong quá trình này, ADN của người con sẽ không trùng khớp toàn bộ với người cha hoăc người mẹ, có thể do có sự đột biến gen. khi điều này xảy ra, các nhà khoa học sẽ thực hiện phân tích thống kê để xác định khả năng đột biến sinh học và mối quan giữa các thành viên trong gia đình.
Bởi vì RFLP được áp dụng trong xét nghiệm huyết thống, và phương pháp này cho kết quả chính xác  trên 99,99%. Tuy nhiên ngày nay, kỹ thuật này không được sử dụng để xác định quan hệ huyết thống do RFLP đòi hỏi phải có một lượng mẫu máu lớn và mất nhiều thời gian để thực hiện phân tích.
Xét nghiệm ADN bằng kỹ thuật PCR
     Mặc dù kỹ thuật PCR được phát triển vào những năm 1980, nhưng xét nghiệm ADN bằng kỹ thuật PCR chỉ trở thành một quy trình cơ bản vào đầu những năm 1990. PCR là một kỹ thuật mà sử dụng một lượng nhỏ ADN sau đó được khuếch đại và hàng tỷ bản sao ADN được tạo ra, bên cạnh đó quy trình có thể thực hiện một cách nhanh chóng.
     Bằng cách sử dụng kỹ thuật PCR trong xét nghiệm ADN mà các xét nghiệm cha con và các xét nghiệm ADN khác có thể thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Trong một xét nghiệm cha con có thể sử dụng các mẫu tế bào niêm mạc miệng, tóc có gốc, mẫu máu và cho ra xác suất quan hệ cha con trên 99.99%.
    Sử dụng kỹ thuật PCR trở thành kỹ thuật phổ biến nhất trong xét nghiệm ADN cha con do giá thành rẻ, thời gian ngắn, độ chính xác cao vì nó đòi hỏi lượng mẫu nhỏ, có thể sử dụng nhiều loại mẫu khác nhau và khách hàng có thể tự thu mẫu ở nhà và gửi đến phòng xét nghiệm.
Nguồn tham khảo: dnacenter.com

 

KHÁCH HÀNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây
Tên
Điện Thoại
Góp ý
Comment
"“Tôi thật may mắn khi chọn dịch vụ của BIONET vì trường hợp của tôi rất đặc biệt. Kết quả ADN của tôi cho thấy có sự không tương đồng 2/16 loci với con tôi. Nếu tôi làm ở một đơn vị khác thì chắc chắn đã nhận được kết luận KHÔNG PHẢI LÀ CHA – CON. Nhưng ở BIONET, tiêu chuẩn đặt ra rất cao, sự sai khác phải từ 3/16 trở lên mới đưa ra kết luận như vậy. Bằng kinh nghiệm và sự chu đáo, Bionet đã mở rộng các xét nghiệm miễn phí và đưa ra những bằng chứng chính xác cho thấy: Tôi vẫn là cha của đứa bé mặc dù có sự sai khác 2/16 loci."
Nguyễn Văn T (TP. HCM): -
"“Tôi thật sự bất ngờ về chất lượng dịch vụ của BIONET. Trường hợp của tôi khá đặc biệt, kết quả xét nghiệm cho thấy có sự sai khác 1/16 loci. Theo tiêu chuẩn của BIONET, trường hợp của tôi được xét nghiệm mở rộng miễn phí. Bionet đã tiến hành xét nghiệm NST-Y, kết quả hoàn toàn trùng khớp. Tuy nhiên, theo lời của TGĐ Bionet thì ngay cả nếu NST Y đã trùng khớp thì vẫn chưa thể đi đến kết luận một cách chắc chắn tôi là cha đứa bé vì nếu đưa bé này là con của em trai tôi thì cũng cho kết quả như vậy. Chính vì vậy, để thực hiện đúng cam kết của mình, Bionet đã tiếp tục mở rộng xét nghiệm lên 25 loci. Đến lúc này, Bionet mới chính thức kết luận: sự sai khác 1/25 loci đó chính là do đột biến, Tôi chính là cha của đứa bé. Tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục về cách làm việc của Bionet, Việt Nam cần nhiều đơn vị có phong cách phục vụ chuyên nghiệp như vậy”."
Lê V. S (TP. HCM) -
"“Câu chuyện của tôi vừa vui vừa buồn. Tôi vừa mất đứa con trai duy nhất cách đây không lâu. Sau này con tôi mất, có một người phụ nữ dẫn một đứa con trai đến thắp hương, hỏi ra thì cô ấy nói là bạn gái hồi xưa của con trai tôi. Tôi nhìn đưa cháu ấy rất giống con trai tôi hồi bé, nhưng người mẹ đứa bé tuyệt nhiên không đá động đến điều đó (chắc do lý do tế nhị). Sau đó, tôi âm thầm làm xét nghiệm Ông nội – cháu trai thì cho thấy tôi có cùng NST Y với đứa bé đó. Thật là ông trời có mắt, còn giúp cho gia đình tôi có đứa cháu đích tôn nối dõi tông đường. Chân thành cảm ơn Bionet”."
Trần Đ. T (Hà Nội) - 0
"“Tôi có vợ hai còn rất trẻ, sinh cho tôi 2 người con gái xinh đẹp. Khi xét nghiệm cho thấy 1 trong 2 đưa bé sai khác 1/16 loci. Bionet đã cẩn thận mở rộng xét nghiệm miễn phí lên 25 loci và kết quả cho thấy tôi có sự sai khác 4/25 loci. Vợ tôi đã thú nhận mọi việc, tôi ban đầu rất sốc nhưng đứa bé không có tội và tôi rất yêu quý nó. Công sinh không bằng công dưỡng, tôi chấp nhận tha thứ cho Vợ tôi và chúng tôi vẫn giữ được 1 gia đình hạnh phúc”."
Đoàn Đ. C - ****
"Toi muon xet nghiem cha va con ma ko choc nuoc oi co duc ko"
Diem my - 01652402427