
Đồng tác giả nghiên cứu trên, Phó giáo sư Raymond Cho đến từ khoa Da liễu của trường Đại học California, San Francisco (UCSF) nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng mỗi bệnh ung thư là một tập hợp của những biến đổi gen, nhờ đó khi phân tích cấu trúc gen của người bệnh chúng ta có thể xác xác định được những đột biến xảy ra trước đó cũng như dự đoán những đột biến nguy cơ xảy ra về sau”.
Nhóm nghiên cứu này đã tập trung vào TP53 - gen đột biến gây bệnh ung thư - xuất hiện trong tế bào ung thư biểu mô và ung thư buồng trứng.
Họ đã phân tích những thay đổi về cơ chế sao chép của hệ gen khi TP53 biển hiện và phát hiện những biến đổi ở TP53 có ở phần lớn các trường hợp bị ung thư giai đoạn sớm chứ không phải mãi về sau này, đúng như họ đã dự đoán.
Theo nghiên cứu trên, khả năng xác định chính xác chuỗi đột biến gen sẽ giúp các nhà khoa học biết được những đột biến nào dẫn đến nguy cơ ung thư sớm hoặc đột biến nào sinh ra các khối u ác tính. Từ đó có thể ngăn ngừa sớm hoặc chữa trị kịp thời.
Theo PGS.Cho, công trình nghiên cứu trên là kết quả sự cộng tác giữa UCSF, Đại học Khoa học và Y học Oregon, Đại học California ở Berkley và Viện Công nghệ Tiên tiến Samsung.
Theo Vietnamplus